Tìm hiểu bệnh khô cành trên cây hoa hồng do nấm Botryodiplodia

Bệnh khô cành cũng giống như bệnh sương mai trên cây hoa hồng do rất nhiều nguyên nhân trong đó có nấm xâm hại, loại nấm gây nên bệnh khô cành ở hoa hồng là nấm Botryodiplodia, cùng tìm hiểu bệnh này để có cách phòng trừ tốt nhất.

Nấm Botryodiplodia hại cây hoa hồng

Do nấm Botryodiplodia theobromae Pat bộ Sphaeropsidales, nhóm Fungi Imperfecti. Khuẩn ty có màu đen với bào tử có nhiều vách ngăn dạng lưỡi liềm, phát tán nhờ gió lây nhiễm vào cây qua vết thương hay xâm nhập qua vỏ cây. Nấm có khả năng sống tiềm sinh nếu gặp điều kiện môi trường bất lợi. Ồ nấm có dạng hình cầu, vách dày màu nâu đậm, một phẩn ổ nấm nằm chìm sâu trong mô bệnh khi cắt ngang mô bệnh và quan sát dưới kính hiển vi quang học. Bào tử nấm dạng hình trứng, hơi thuôn dài, đơn bào khi còn non, không màu, có vách dày, kích thước từ 22,5-27,5 X 11,5-15,0 µm. Khi bào tử già sẽ chuyến dần sang màu nâu rồi nâu sậm, cấu tạo gồm 2 tế bào, vách ngăn ngang giữa 2 tế bào có màu nâu sậm, dày và rất rõ nét, kích thước chiều dài và chiều rộng bào tử thay đổi từ 20,0-27,5 x 12,5-1,0 µm. Bào tử nấm mọc mầm cần có nước do đó bệnh sẽ phát triền mạnh trong điều kiện mùa mưa.

Bệnh khô cành trên cây hoa hồng do nấm
Bệnh khô cành trên cây hoa hồng do nấm

Triệu chứng khô cành trên cây hoa hồng

Trong các loại bệnh tấn công cây hồng thì bệnh khô cành có thể xuất hiện trên thân và cành nhưng thường gây hại nặng ở những cành đọt non của cây hồng. Ban đầu vết bệnh là những đốm dài màu nâu nhạt, viền thường dày, không rõ rệt và có màu nâu đậm.

Nấm Botryodiplodia gây nên  bệnh khô cành hại cây hoa hồng
Nấm Botryodiplodia gây nên bệnh khô cành hại cây hoa hồng

Sau đó vết bệnh phát triển lớn hơn, giữa vết bệnh màu xám trắng và có nhiều chấm đen li ti xuất hiện đó là ổ nấm gây bệnh. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa nhiều, ấm độ cao bệnh sẽ lây lan rất nhanh và gây hại nặng cả phần thân cây hồng và các nhánh bên cạnh, cuối cùng sẽ làm toàn bộ thân cây hồng như, Hoa hồng leo Cécile Brunner hay Hoa hồng leo Citrus Splash…… bị  chết khô.

Khắc phục tình trạng khô cành hại cây hoa hồng
Khắc phục tình trạng khô cành hại cây hoa hồng

Để phòng và trị bệnh  khô cành trên cây hoa hồng:

Cần phải trồng với mật độ thích hợp, có ánh nắng đầy đủ, thường xuyên cắt tỉa cành hồng và thu gom tàn dư thực vật để tạo sự thông thoáng cho cây hồng.

Không tưới nước vào lúc chiều tối và không tưới lên thân cành, bón phân cân đôi không bón nhiều phân đạm.

Khi phát hiện bệnh cần cách ly cây bệnh, cắt bỏ những cành bị bệnh và tiêu hủy ngay.

Cách trị Nấm Botryodiplodia gây nên  bệnh khô cành hại cây hoa hồng
Cách trị Nấm Botryodiplodia gây nên bệnh khô cành hại cây hoa hồng

Bên cạnh đó, có thế sử dụng một số loại hoạt chất để trị cho những cây bệnh nhẹ hoặc mới thể hiện triệu chứng như: carbendazim, chlorothalonil. Trước mắt có thể sử dụng một số thuốc hiện có trên thị trương như Carban 50SC, Vicarben 50HP, Bavistin 50FL, Daconil 75WP, Arygreen 500SC,… hoặc thuốc phối trộn nhiều hoạt chất, thí dụ như carbendazim + hexaconazole (thuốc có bán trên thị trường như Hexado 300SC,…) hoặc các hoạt chất khác, phun theo đúng liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất được hướng dân trên bao bì. Đe hạn chế sự kháng thuôc của nâm gây bệnh, cân chú ý luân phiên các loại thuốc chứa hoạt chất khác nhau.

Bạn có thể áp dụng các cách trên cho những cây hoa hồng như Hoa hồng leo cottageHoa hồng leo crown princess margareta,….. hy vọng rằng sẽ hiệu quả và giúp đẩy lùi loài nấm Botryodiplodia

Comments

comments

Send message via your Messenger App