Hoa hồng leo khi trồng vẫn có xuất hiện một số sâu bệnh khiến cây phát triển chậm hơn hoặc yếu đi. Người trồng cây cần biết được các sâu bệnh hại hoa hồng để có biện pháp phòng trừ thích hợp.
Rệp hại hoa hồng

Rệp thường bám vào hoa hồng với màu xanh nhạt, có khi vàng xám với đường kính từ 3 – 4mm với con trưởng thành. Nó thường tập trung vào các đọt non và nụ hoa, một số rệp lại hại lá. Loài này sinh trưởng và hoạt động mạnh vào mùa ấm, khô.
Tình trạng này có thể bắt gặp trên các loại hoa hồng như: Hoa hồng leo teasing georgia hay Hoa hồng leo molineux.
Cách phòng trừ rệp

Để diệt trừ rệp, bạn cần bón phân cân đối và hạn chế bón đạm. Nhớ tưới nước đầy đủ và giữ ẩm cho cây. Bạn cũng có thể phun mưa và phun với áp lực cao để cho rệp trôi đi. Bạn có thể dùng các hoạt chất như Imidacloprid, Thiamethoxam hay Buprofezin để phòng trừ.
Bọ phấn hại hoa hồng

Đây cũng là một loại sâu bệnh hại hoa hồng. Hoa hồng sẽ bị phủ một lớp phấn trắng do bọ phấn bám lên. Chúng sẽ chích hút nhựa ở những bộ phận non. Và sau khi gây hại xong, chúng sẽ tiết ra dịch ngọt chính là môi trường cho nấm muội đen phát triển. Loài này thường phát triển mạnh vào mùa khô.
Xem thêm: Phun thuốc diệt bọ trĩ trên cây hồng, nên hay không?.
Cách phòng trừ bọ phấn

Để diệt trừ, bạn cần cắt bỏ các lá già, bộ phận bị hại. Bạn có thể dùng bẫy dinh màu vàng để tiêu diệt bọ phấn hay sử dụng thuốc Dinotefuran (Oshin 100 SL) để phòng trừ. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về Lý giải nguyên nhân cành hồng bị đen nhánh sau cắt tỉa để có cách chăm sóc hoa hồng tốt hơn.