Khi trồng cây, chăm sóc và phòng ngừa bệnh nấm hoa hồng là rất cần thiết. Từ cách trồng và chăm sóc hoa hồng từ bón phân, đến việc tưới nước, thay chậu cắt tỉa…
Với các bệnh thường gặp như: bệnh rĩ sắt, bệnh nấm trắng, bệnh đốm đen, bệnh héo Verticillium, bệnh chết khô, bệnh thán thư, bệnh đốm lá. Và do rất nhiều nguyên nhân như bệnh do tuyến trùng, bệnh do virus, bệnh do vi khuẩn, nhện đỏ gây hại, rệp gây hại, sâu xanh và sâu khoang vv…. Trong đó, các phòng trừ nấm bệnh trên cây hoa hồng màu đậm rất được quan tâm

Contents
Tác hại của bệnh nấm hoa hồng
Hại lá, thân, cuống hoa, đài hoa và cánh hoa, trên những phần non của cây đang tăng trưởng, phủ một lớp nấm trắng như bột làm cho lá bị khô héo và rụng hàng loạt.
Mặc khác, mình xin chia sẻ các loại thuốc mình đã dùng cho cây hoa hồng leo Tess of The D’urbevilles ở vườn nhà, và liều lượng sử dụng của các loại thuốc này trên cây hoa hồng (hồng Sa Đéc, hồng leo…). Đồng thời cũng mong rằng, bạn sẽ có cách pha thuốc hợp lý, khoa học hơn

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm hoa hồng
Do vi khuẩn peronospora sparsa, nấm thích hợp ở ẩm độ 85%, nhiệt độ 18oC, nếu nhiệt độ 27oC nấm sẽ chết sau 24 giờ
Xem thêm về cách trị bệnh vàng lá do nhện đỏ ở hoa hồng leo
Các giai đoạn phun phòng bệnh nấm hoa hồng
Sau đây, mình xin góp ý cách pha thuốc ngăn ngừa bệnh trên cây hoa hồng :

1/ Thời điểm trước khi cắt tỉa nhánh 1 ngày (Đợt 1)
Đợt 1: khi thấy hoa hồng đã tàn, phun thuốc, rồi cắt tỉa. Hoặc cắt tỉa rồi phun thuốc cũng được.
2/ Thời điểm cây hoa hồng ngoại ra lá non màu đỏ (Đợt 2)
Đợt 2: Khi chồi non được khoảng 5-6cm, các lá non có màu đỏ.
3/ Khi sắp có nụ hoa (Đợt 3)
Đợt 3: Các lá non bung hết, sắp thành nụ, thường lúc này phần tược non dài 20-25cm

Thời gian phun thuốc bệnh nấm hoa hồng
Phun thuốc vào chiều mát, và sáng ngày hôm sau thì tước nước xả phần thuốc đã tưới nước cho hoa hồng chiều hôm trước để tránh cháy lá khi nắng lên.
Lưu ý: Khi thuốc tốt nhất nên dùng bao tay đeo vào trước khi pha thuốc