Việc chăm sóc cây hoa hồng sau khi tỉa lá là rất cần thiết, bởi cây vừa bị thương chính vì thế phải có kế hoặc chăm sóc, bổ sung phân bón cho cây phát triển tốt nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn việc chăm sóc cây hoa hồng nói chung và chăm sóc cây trong giai đoạn tỉa lá nói riêng.
Thông thường đối với những chậu hoa hồng như : Hoa hồng Alexandra Princesse De Luxembourg và Hoa hồng Biedermeier …………… các nhà vườn sẽ mất khoảng từ 3-4 tháng để dưỡng và chăm sóc cho cây giúp cây ra hoa đẹp nhất, sau đó mới đưa tới tay của người mua, trong 3-4 tháng này, nhà vườn sẽ hạn chế việc thay đổi chậu hoặc thêm giá thể trồng vì sợ ảnh hưởng đến tiến độ ra hoa theo dự định. Tuy nhiên sau một thời gian các giá thể sẽ dẫn tới tình trạng mục rữa, mất chất dinh dưỡng, lá vàng úa vì thế bạn cần tiến hành tỉa cành, lá và chăm sóc theo 5 bước dưới đây:

Contents
Các bước tỉa lá và chăm sóc cho cây hoa hồng
Bước 1: Tiến hành cắt tỉa các nhánh đã tàn sau đợt ra hoa trước đó. Những chậu hồng ra hoa bắt đầu tan khaonrg 2/3 số lượng hoa trên cây thì bạn tiến hành cắt tỉa hết các nhánh đẻ dưỡng cây mau phục hồi sau đợt hoa tết, khi cắt tỉa các nhánh nên cắt sâu từ 2-4 tầng lá.
Bước 2: Nếu những cây hồng của bạn trồng trong chậu thì bạn thay chậu mới cho cây hoa hồng. Sau khi cắt tỉa nhánh hoa hồng đã xong, ta sẽ thay chậu cho những chậu hồng, việc này áp dụng cho những cây trồng trên chậu , có thể dùng chậu nhựa vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện cho việc di chuyển chậu hoa hồng nhưng tốt nhất bạn nên chọn loại chậu gốm hoặc chậu sành để bộ rễ cây có thể phát triển tốt bởi chậu nhựa nắng rọi vào khá nóng rễ cây hoa hồng. Đặc biệt bạn có thể áp dụng cho những chậu cây hồng chưng sau tết như Hoa hồng bụi Alec”s Red và Hoa hồng bụi Anne Boleyn……………. để cây có thể phát triển tốt và tiếp tục ra hoa.

Bổ sung giá thể sau khi tỉa lá cho cây hoa hồng
Bước 3: Bổ sung thêm giá thể trồng cây hoa hồng mới: Giá thể trồng hồng mà bạn có thể sử dụng bao gồm phân rơm mục, xơ dừa, trấu và phân hữu cơ Dynamic .Ngoài ra, trên thị trường có bán khá nhiều đất sạch Tribat, hoặc phân trộn sẵn, có thể mua về để trồng hoa hồng, miễn sao trông loại đất trộn sẵn này không chứa TRO, vì tro có thể làm rễ cây hồng bị chết do mặn, hoặc khi tưới quá nhiều sẽ làm tro giữ nước khá nhiều.

Bước 4: Bón phân bón hữu cơ hoặc phân bón NPK vào gốc cây hoa hồng.Bón phân bón Hữu cơ, hoặc phân NPK có thành phần N (Đạm), P2O5 (Lân) cao cho chậu hoa hồng. Sau khi cây hoa hồng đã thay chậu, cây hoa hồng cần nhiều Đạm (N), và Lân (P2O5) để kích thích cây hoa hồng đâm chồi, to nhánh. Đồng thời cũng cần bổ sung thêm 1 số phân vi lượng như Sắt, Kẽm, Magie… Phân bón hữu cơ HVP 301 có 20% hữu cơ, 3 % đạm và 3 % lân và các vi lượng đi kèm với phân bón.
Chăm sóc phòng ngừa bệnh sau khi tỉa lá cho cây hoa hồng
Bước 5: Phun thuốc ngừa mầm bệnh cho cây.Sau cùng của quá trình chăm sóc cây hoa hồng sau tết là phun 1 lần thuốc phòng ngừa nấm bệnh cho cây hoa hồng.

Xem thêm Biện pháp diệt tận gốc nhện đỏ trên cây hoa hồng để biết thêm các bệnh hại hoa hồng và biết cách phòng trừ cho hoa.
Việc chăm sóc cho hồng sau khi tỉa lá khá quan trọng, nếu không cẩn thận cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh vì vậy phải đảm bảo cho cây trong quá trình chăm sóc để có thể ra hoa đợt sau.