Cây hoa hồng chết nhánh phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng, sẽ không ít lần bạn bạn phải trường hợp 1 phần thân cây hoa hồng bị khô héo, lá héo rũ và chết dần, nếu phát hiện sớm dấu hiệu cây hoa hồng có nhánh bị chết khô bạn hãy tham khảo cách xử lý tình trạng cây hoa hồng bị chết nhánh dưới đây, cách sử lý này có thể áp dụng cho các loại hoa hồng như Hoa hồng leo RED EDEN Hoa hồng leo Tess of The D’urbevilles .

Cây hoa hồng bị chết cành
Cây hoa hồng bị chết cành

Những nguyên nhân hoa hồng bị chết khô cành

  • Do tranh dinh dưỡng: Cây hồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển tự nhiên thì những cành phần trên ngọn sinh trưởng mạnh và có sức cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng khá mạnh, làm cho cành phần gốc sinh trưởng kém hơn và yếu dần, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho các chành này bị chết.
  • Do sâu hạn: Cây hồng cũng thường bị nhiều loại sâu hại, trong đó có sâu đục thân, nếu sâu đục thân gây hại nhẹ thì cành bị yếu dần và chết từ từ, nếu bị nặng có thể cành bị gãy hoặc chết rất nhanh, sâu đục khoan vào phần thân, cành để ăn xellulo và tạo ra đường rồng trong cây.
  • Do nấm hại: Cây hoa hồng thường bị các loại bệnh như đốm đồng tiền, bệnh rỉ sắt, bệnh nấm hồng hại cành. Trong đó bệnh nấm hồng gây hại nặng nhất. Khi nấm tấn công vào cành sẽ làm cho cành yếu dần và chết. bệnh nặng có thể làm cho cây chết hoàn toàn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hoa hồng bị chết cành
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hoa hồng bị chết cành

Các biện pháp khắc phục cây hồng bị chết cành

Tăng cường chăm sóc, bón phân hoa hồng đầy đủ, cân đối theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng bị chết cành. Thường xuyên tỉa cành tạo tán, cắt bỏ bớt diện tích lá đối với những cành phía trên. Cắt tỉa cành lá phía dưới có đủ ánh sáng, dinh dưỡng sẽ phát triển cân đối hơn.

Thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu hại, khi phát hiện có sâu dùng thuốc hoá học để phun. Nếu không theo dõi được sâu có thể phun định kỳ vào các tháng 3- 6 là thời điểm sâu đục thân thường xuất hiện. Các lần phun cách nhau 1 tháng, dùng các loại thuốc như basudin, Padan, basa… liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. Khi sâu đã đục vào cành, thân dùng sợi thép nhỏ hoặc gai mây luồn theo lỗ đục để diệt sâu, sau đó dùng bông hoặc đất sét trộn với Basudin 10H hoặc các loại thuốc phun phòng ở trên  bịt kín lỗ dục của sâu.

Cây hoa hồng bị chết khô cành
Cây hoa hồng bị chết khô cành

Chăm sóc cây hồng khi bị chết cành

Chăm sóc, bón phân đầy đủ cân đối, kết hợp tỉa cành. có thể phun phòng và trừ bằng các loại thuốc như Vicarben, Anvil, Score…theo định kỳ hàng tháng. nếu điều trị phun 1 tuần một lần. Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục cho từng nguyên nhân cây hồng bị chết cành cho ban tham khảo, hy vọng sẽ có được những tham khảo tốt cho bạn áp dụng cho các loại hồng nhà mình như Hoa hồng Fair Tree RoseHoa hồng Tree Rose Abracadabra……………………

Hồng trồng trong chậu  đang có hiện tượng chết cành
Hồng trồng trong chậu đang có hiện tượng chết cành

Comments

comments

Send message via your Messenger App