Bệnh vàng lá ở hoa hồng leo có thể do nhiều nguyên nhân như nấm, vi khuẩn, hoặc lá quá già …. hoặc có thể nguyên nhân đó là bị tấn công bởi những con nhện đỏ, vậy để trị chúng bạn cần phải làm gì?
Contents
Biểu hiện bệnh vàng lá do nhện đỏ trên hoa hồng leo
Lá có những vết chích có màu vàng sáng hoặc nâu nằm rải rác trên lá, sau đó những vết này liên kết với nhau làm xuất hiện những mảng vàng rộng hơn trên mặt lá, nhện đỏ có thể hút dịch lá gây ra những vết thủng trên lá, tuy nhiên bạn cần chú ý vì dấu hiệu này rất có thể nhầm lẫn với cây bị nấm hoặc một số bệnh khác, cũng có thể cây hoa hồng bông chùm bị nhện đỏ tấn công nhưng không phát hiện ra vết thủng.

Xuất hiện những vết tấm tấm trắng trên cả trên và dưới bề mặt lá những lấm tấm màu đỏ mặt dưới lá, tập trung nhiều xung quanh gân lá, vì nhện đỏ sống chủ yếu ở lá bánh tẻ và lá trưởng thành nên bạn có thể tập trung quan sát trên lá. Khi dùng tay chà sát trên bề mặt lá có cảm giác thô ráp và hơi nhớt, có mùi nhẹ.
Lá bị méo mó, biến dạng hay xoăn lại. Xuất hiện tơ nhện xung quanh lá, nách lá, trên hoa, xung quanh nhánh, những tơ này được xem là màng bảo vệ trứng nhện non trước những tác nhân tấn công.
Xem thêm về trồng hoa hồng leo tại Việt Nam, nên hay không?
Cách nhận biết nhện đỏ tấn công cây hoa hồng leo
Một cách để bạn có thể nhận biết dễ dàng đó là dùng tấm giấy trắng chà sát lên trên bề mặt lá nghi ngờ có nhện đỏ xuất hiện kéo dài chắc chắn đã bị nhện đỏ, còn nếu không thấy thì có thể cây bị bệnh khác, cũng không loại trừ lá quá già.

Cách phòng và trị bệnh vàng lá do nhện đỏ trên hoa hồng leo
Nhện đỏ có vòng đời khá ngắn, khả năng sinh sản lại cao, trung bình 1 con cái có thể đẻ trên 90 trứng dẫn tới khả năng kháng thuốc khá cao, nên bạn có thể thay phiên sử dụng các biện pháp để chống lại loài nhện này.
Biện pháp trị bệnh vàng lá khi bị nhện đỏ tấn công
• Loại bỏ những lá nhiễm bệnh bằng cách cắt bỏ, cho vào túi ni lông cho vào thùng rác hoặc đem tiêu hủy, không được để các lá bệnh dưới gốc cây hoa hồng bụi Juliet hoặc những nơi gần đó để nhện quay lại và tấn công.
• Sử dụng vòi xịt có áp lực nước cao để rửa trôi nhện đỏ bám trên lá, chú ý là phải xịt mặt dưới lá giúp vừa rửa trôi nhện, vừa cung cấp một lượng nước cho cây để hạn chế cây bị mất nước.
• Cách nữa bạn có thể áp dụng đó là pha 2 muỗng cafe dầu ăn +1/2 muỗng cafe bột giặt + 3 lít nước cho vào bình xịt phun đều lên trên 2 mặt lá đây gọi là phương pháp dung dịch sinh học.

• Ngoài ra bạn có thể sử dụng các phương pháp hóa học sử dụng thuốc, bạn có thể tham khảo ý kiến ở các cửa hàng bán cây cảnh hoặc thuốc bảo vệ thực vật.
Những lưu ý khi áp dụng phương pháp trị bệnh vàng lá do nhện trên hoa hồng leo
• Không pha chung các loại thuốc với nhau để tránh tình trạng tác dụng hóa học gây kết tủa và không có hiệu quả tốt.
• Nên phun 1 lần/tuần để phòng trị và cứ 2 tuần bạn nên đổi thuốc 1 lần để tránh nhện đỏ kháng thuốc. Sau 1 tháng phòng trị, nếu bệnh thuyên giảm bạn nên phòng ngừa bằng cách phun nhắc lại 3-4 lần/tháng bằng dung dịch sinh học, không dùng hóa học để phòng ngừa tránh tình trạng nhện đỏ kháng thuốc.
• Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để cây hoa hồng đà lạt hấp thụ tốt và chống nhện đỏ tốt hơn.

Biện pháp phòng trừ:
• Luôn tạo sự thông thoáng, khoảng cách trồng giữa các cây hoa hồng leo.
• Bón phân đầy đủ, tưới nước cho hoa hồng khi thời tiết hanh khô (chủ yếu phun đều trên 2 mặt lá)
Để phát hiện và chữa trị kịp thời bạn cần quan sát và theo dõi cây hàng ngày từ đó có biện pháp thích hợp nhất để áp dụng.