Nếu cây hoa hồng leo của bạn xuất hiện những vết sần sùi thì bạn cần chú ý vì có thể cây của bạn đã bị mắc bệnh sùi cành để có biện pháp kịp thời xử lý nhanh chóng.
Khi trồng bất cứ một cây cảnh nào hoa hồng leo hay hoa hồng ta,… bạn cũng phải tìm hiểu những đặc tính, khả năng thích nghi, những bệnh của hoa hồng leo, chính vì thế đó là một biểu hiện nhỏ trên thân cũng cần bạn quan tâm tới chúng.

Contents
Biểu hiện của bệnh sùi cành trên hoa hồng leo
- Cây hồng căn cỗi, lá có màu xanh nahjt hoặc chuyển sang màu vàng.
- Khi mới mắc bệnh u sưng này có hình tròn, màu sáng, thô ráp hoặc mịn màng.
- Khi cây mắc bệnh lâu dần các vết sần này càng lớn gấp 4-8 lần thân cây, gây nứt nhiều khía chẳng chịt, các vết bệnh liên kết bao phù cả thân cây, có màu nâu sẫm.
- Những vết u sần này thường phát hiện trên thân chính của cây cắm vào đất và có những vết sần này trên rễ của hoa hồng leo.
- Cành bị yếu, dễ gãy, hoa nhỏ, yếu, ít cánh hoặc không có hoa.

Khi bạn trồng hoa hồng leo ở Việt Nam bạn nên chú ý bệnh sùi cành trên hoa hồng leo thường nguy hiểm đối với cây non, ít nguy hiểm đến cây trưởng thành, những vết bệnh trên thân và rễ làm hạn chế mạch vận chuyển của các chất dinh dưỡng và nước từ rễ lên thân, cành, lá, hoa, làm cho cây còi cọc, sức sống giảm và chết, khi bệnh diễn biến nặng những vết u sần chèn ép những tế bào trên thân cây.
Nguyên nhân hoa hồng leo bị bệnh sùi cành:
Bệnh sùi cành trên hồng leo là do vi khuẩn có tên là Agrobacterium gây ra. Chủ yếu xâm nhập qua vết thương xây xát, vết ghép, vết thương cơ giới. Vi khuẩn này có khả năng sống rất lâu, có thể sống trong đất khoảng hơn 2 năm. Phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 đến 30oC, thích môi trường kiềm, chủ yếu lây truyền qua nước.

Biện pháp trị bệnh sùi cành trên hoa hồng leo
- Bạn có thể điều trị bệnh sùi cành trên hoa hồng leo cao 2 hướng bệnh nặng, bệnh nhẹ.
- Với những cây hoa hồng leo bị bệnh sùi cành nặng:
- Thay toàn bộ đất trồng bằng đất mới100% hoặc không thì tái sử dụng đất cũ bằng cách phải xử lý lại bằng chúng Nấm đối kháng để xử lý mầm bệnh sống trong đất.
- Cắt tỉa cành bị bệnh bằng dụng cụ đã qua xử lý bằng NaCl hoặc Formol 5% có trong mọi căn bếp, thu gom và xử lý cành bị bệnh để tránh mầm bệnh lây lan, dùng keo liền da để bôi lên vết cắt để bạn chế bị bệnh cho cây.
- Tưới bổ sung thêm các chủng Tricoderma để bổ sung nấm có ích cho đất bằng cách pha 3g cho 2 lít nước phun đều lên đất. Tốt nhất là 1 tháng phun 1 lần để điều trị bệnh
- Dùng Coc 85 là loại thuốc phòng trị nấm bệnh, diệt khuẩn từ gốc Đồng, dạng bột mịn, loang trải đều, bám dính tốt, không rửa trôi. Pha 5g cho bình 2 lít để phun lên lá và gốc Hoặc có thể dùng thuốc trừ nấm, vi khuẩn với phổ tác dụng rộng Kasura 47WP là loại thuốc trừ nấm và diệt khuẩn có phổ tác dụng rộng, có tác dụng phòng và trừ bệnh hữu hiệu nhờ ưu thế trộn lẫn Kasugamycin và đồng. Pha 5g cho bình 2 lít để phun lên lá hoa.
- Tưới đầy đủ nước tránh trường hợp cây bị ngập úng.

Điều trị bệnh sùi cành trên cây hoa hồng leo
- Tưới bổ sung thêm các chủng Tricoderma để bổ sung nấm có ích cho đất bằng cách pha 1.5g cho 2 lít nước phun đều lên đất. Tốt nhất là 2 tháng phun 1 lần.
- Cắt tỉa cành bị bệnh bằng dụng cụ đã qua xử lý bằng NaCl hoặc Formol 5% có trong nhà bếp. Thu gom và xử lý cành bị bệnh để tránh mầm bệnh lây lan. Dùng keo liền da để bôi lên vết cắt để hạn chế bị bệnh. Có thể tham khảo sử dụng keo liền da cây.
- Tưới nước đầy đủ, tránh cây bị ngập úng
- Dùng các loại thuốc trị bệnh như Coc 85, Kasura 47WP…
Cách phòng ngừa bệnh sùi cành trên hoa hồng leo
- Trồng cây phải đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, tránh cây bị ngập úng.
- Trước khi cắt ghép giâm cành bạn nên khử trùng dụng cụ, có thể dùng keo liền da để bôi trực tiếp lên các vết cắt trên cây.
Phương pháp phòng bệnh trên áp dụng cho tất cả các loại hoa hồng leo như: Hoa hồng bụi Charlotte rose hay Hoa hồng bụi Evelyn Rose …..hy vọng rằng sẽ giúp bạn chăm sóc tốt cho cây hồng của bạn.
Dựa vào những dấu hiệu nhận biết bạn có thể biết được cây hoa hồng của bạn có đang bị sùi cành hay không và từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.